1. Lập ra ranh giới rõ ràng

Bậc cha mẹ luôn muốn được con mình chia sẻ mọi thứ nhưng điều này lại bị coi là phiền toái đối với lứa tuổi vị thành niên. Các thiếu niên trong độ tuổi này đều nghĩ rằng mình có thể tự lo cho bản thân mình và luôn mong muốn bố mẹ có thể thông cảm cho họ mỗi lúc nổi loạn hay stress.

Dù có thông cảm cho thời kỳ khủng hoảng của con nhưng bạn cũng nên xác định rõ ràng với con những lời nói và hành động mà bạn không thể chấp nhận. Ví dụ như đi chơi qua đêm hay đóng sầm cửa trước mặt bố mẹ.

2. Hãy tương đối hóa mọi chuyện

Nhiều gia đình hay lo lắng cho con và đưa ra nhiều điều cấm kỵ cho trẻ như không hút thuốc, không uống rượu, không được về nhà sau nửa đêm,… Nhưng những quy định này chỉ có ý nghĩa tương đối, bố mẹ hãy luôn chuẩn bị tinh thần có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.

Giống như côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng, điều gì càng cấm kỵ càng khiến trẻ ở lứa tuổi này trở nên tò mò và muốn trải nghiệm. Bố mẹ không nên phản ứng quá gay gắt mà nên hướng dẫn con cách điều hòa cảm xúc để con có thể tự kiểm soát được giới hạn của mình và cùng con vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng này.

Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng bảo vệ những điều mình cho là đúng, có thể bằng những cách tiêu cực nhất. Vì vậy, bạn cần im lặng lắng nghe những nguyện vọng của con nhưng vẫn cần giữ vững lập trường của mình và tìm cách giải thích cho con hiểu thế nào là đúng. Lắng nghe không có nghĩa là luôn đồng ý.

3. Lắng nghe nhưng vẫn giữ vững lập trường của mình

4. Đừng cố tỏ ra hoàn hảo

Trở thành bố mẹ hoàn hảo là gần như không thể. Nó có thể trở thành bi kịch. Tuy vậy, nếu bạn bị ám ảnh bởi vai trò của mình thì bạn cũng sẽ nghiêm khắc quá mức cần thiết. Bố mẹ cũng có lúc không thích nghi được với con và trong trường hợp đó, bạn nên thú nhận nó. Có thể nói rõ rằng: “Nghe này con, có thể bố mẹ không hiểu được tất cả nhưng bố mẹ sẽ cố gắng làm những gì có thể”.

5. Tôn trọng sự riêng tư của con

Việc thiết lập quy định rõ ràng là việc làm cần thiết, tuy vậy bạn không nên lạm dụng việc này bằng cách khống chế tất cả những hành động và lời nói của con mình.

Một số vấn đề bạn nên can thiệp một cách thật nhẹ nhàng và tinh tế vào cuộc sống riêng tư của con mình là tình yêu và tình dục. Con bạn có quyền được tôn trọng sự riêng tư cá nhân, bạn cần suy nghĩ kĩ trước khi bình luận về bạn trai/ bạn gái của họ hay việc dùng vũ lực để đưa con đến bác sĩ phụ khoa,…

6. Sẵn sàng nhận lỗi sai

Nhiều thiếu niên ở lứa tuổi này có xu hướng thích bắt lỗi cha mẹ, từ những sai sót nhỏ nhất. Có thể sẽ rất khó khăn cho bạn trong việc chấp nhận rằng mình không phải là người cha/ mẹ tốt nhất trong mắt con mình.

Tuy nhiên, đừng bảo thủ và vội vàng phán xét khi con mình hành động như vậy. Hãy bình tĩnh suy nghĩ một cách kĩ lưỡng về những điều con nhận xét và sẵn sàng sửa đổi nếu bản thân còn thiếu sót.

Ở lứa tuổi này, con rất cần đến sự quan tâm và hỗ trợ của bạn. Ngay cả khi con của bạn đã mắc một sai lầm lớn, bạn cũng không nên quá nghiêm khắc mà hãy cư xử có chừng mực và cho con cảm giác luôn được cha mẹ yêu thương.

7. Thể hiện tình yêu của bạn với con

8. Luôn theo sát con

Hầu hết 80% thanh thiếu niên đều vượt qua thời kỳ khủng hoảng tuổi dậy thì, chỉ có 20% là gặp nhiều trở ngại. Hãy ghi nhớ rằng thời kì này có thể sẽ tự trôi qua và đừng tưởng tượng đến tình huống tồi tệ nhất.

Nhưng khi phát hiện con có những triệu chứng bất thường như trầm cảm, tự thu mình lại,… thì hãy tìm đến ngay đến những chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp để can thiệp đúng cách và đúng lúc, không để cho tình trạng của con tồi tệ hơn.

Theo Le Journal des Femmes

Tham Vấn Tâm Lý