Dấu hiệu của trẻ bị tăng động là dấu hiệu giúp cha mẹ nhận ra điểm khác thường ở con. Các dấu hiệu của trẻ tăng động khác nhau và đôi khi rất khó để nhận ra.

Con của bạn có vấn đề chú ý, trẻ nói chuyện không ngừng và trẻ khó kiểm soát hành vi của chính mình? Đối với một số trẻ, đây là những dấu hiệu của chứng tăng động. Phát hiện và can thiệp sớm là điều cần thiết cho trẻ.

Dấu hiệu của trẻ bị tăng động phụ huynh cần biết

Không tập trung, dễ dàng phân tâm là dấu hiệu nổi bật ở trẻ tăng động, ngoài ra để nhận ra trẻ tăng động, phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu nhận biết sau:

1, Hay quên là đặc điểm ở trẻ tăng động.

2, Trẻ thường hay di chuyển, di chuyển nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, hoạt động liên tục, đặc biệt là thường hay chạy xung quanh.

3, Vấn đề với giấc ngủ là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động, giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, trẻ ngủ say nhưng cũng có trẻ khó ngủ, hay giật mình thức giấc.

4, Khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thiếu kiên nhẫn trong các hoạt động, một đứa trẻ mắc chứng tăng động thể hiện sự “quan tâm” vào nhiều điều khác nhau trong cùng một lúc, đó là lý do trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.

5, Thường hay làm mất đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập – đây là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động phụ huynh cần lưu ý.

6, Trẻ em thường không thể ngồi yên, trẻ có thể tìm cách đứng dậy, chạy xung quanh, hay vặn vẹo khi yêu cầu phải ngồi.

7, Hay ngắt lời người khác, không tập trung khi người khác nói.

8, Chạm, chơi với tất cả mọi thứ mà trẻ nhìn thấy – dấu hiệu của trẻ bị tăng động này có thể nhằm lẫn với sự khám phá nghịch ngợm của trẻ.

9, Nói ra những câu không phù hợp.

10, Khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể có những cơn bộc phát của sự tức giận vào những thời điểm không thích hợp.

11, Lặp đi lặp lại những sai lầm, những bất cẩn. Trẻ tăng động thiếu chú ý trong chi tiết, kết quả trong các hoạt động thường ngày, học tập.

Hướng dẫn dành cho cha mẹ có trẻ tăng động

Tăng động là tên gọi để nói về những trẻ hoạt động quá mức, những dấu hiệu của trẻ bị tăng động sẽ thể hiện ít nhất ở hai môi trường như trong gia đình và ở lớp học.

Khi nhận ra trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám nhi để được chẩn đoán từ các chuyên gia. Trẻ tăng động sẽ có mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Tuổi trung bình phát hiện trẻ tăng động là 7 tuổi, song một số trẻ có biểu hiện trước 3 tuổi.

Nếu không được can thiệp sớm và đúng mức, trẻ ngày càng đối đầu với những khó khăn lớn hơn. Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và kiểm soát tốt rối loạn hành vi này, hoàn toàn có thể cải thiện các chức năng xã hội và học tập của trẻ, giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường các kỹ năng cá nhân, do đó, ngay từ bây giờ, tìm hiểu dấu hiệu của trẻ bị tăng động sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những khác thường ở con.

Tham Vấn Tâm Lý