Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết không phải trẻ em nào luôn vận động, “quậy phá”… cũng mắc bệnh hiếu động. Vì vậy, các bà mẹ cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động). Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá… được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ

Con tôi quậy lắm, không chịu ngồi yên một lúc nào”. Đó là lời phàn nàn của rất nhiều bà mẹ khi gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý về đứa con quá hiếu động của mình.

Những đứa trẻ thông minh

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết không phải trẻ em nào luôn vận động, “quậy phá”… cũng mắc bệnh hiếu động. Vì vậy, các bà mẹ cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động). Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá… được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ có tính hiếu động còn được các chuyên gia nhận định là thông minh và tính hiếu động là khả năng tuyệt vời của trẻ. Ngược lại, trẻ có tính hiếu động mà bị cha mẹ cho là xấu và cấm đoán, ngăn cản bằng nhiều hình thức như đe dọa, đánh, nhốt… để đừng “quậy” nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và vô tình cản trở sự phát triển tốt của trẻ.

Bệnh hiếu động…

Nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn

Bác sĩ Thái Thanh Thủy cho biết trong thực tế Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 đã gặp không ít trẻ mắc bệnh hiếu động ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám. Nguyên nhân là do cha mẹ ít quan tâm đến trẻ, giao hẳn trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về trường hợp này.

Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, trẻ mắc bệnh hiếu động sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội.

Trẻ mắc bệnh hiếu động ở tuổi chưa biết đi thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Phần lớn trẻ bộc lộ hiếu động rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (hơn 1 tuổi). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra như trẻ mất khả năng tập trung, trẻ định làm một việc rồi lại quên mất. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của trẻ.

Trẻ thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc không nghĩ đến hậu quả của hành động. Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ thường gặp phải tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và “thái quá” so với lứa tuổi của trẻ. Thường 2-4 tuổi, trẻ cũng rất hiếu động nhưng là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ mắc bệnh hiếu động, những hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên. So với những trẻ bình thường, chúng gia tăng về tính chất cũng như số lượng hành động.

Tham Vấn Tâm Lý