Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường, theo các nghiên cứu mới nhất thường bệnh có liên quan tới di truyền. Các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức để phát hiện bệnh sớm ở trẻ nhằm có hướng chăm sóc trẻ phù hợp. Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có thể chậm nói, hoặc nói/phát âm không rõ tiếng.
Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thông thường là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời). Mức độ thay đổi theo từng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần (ít nhất là trên vấn đề vận động) vào tuổi thiếu niên.
Trẻ Tăng động, chậm nói
– Tay chân ngọ nguậy, ngồi không yên.
– Thường rời bỏ chỗ ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
– Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức đương sự có cảm giác bồn chồn chủ quan).
– Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí cần phải giữ yên lặng.
– Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.
– Thường nói quá nhiều.
Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói là gì?
Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân.Có thể xếp các nguyên nhân được tìm thấy hiện nay vào 3 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thực thể:
Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động, kém tập trung, chậm nói.
Tai biến lúc sanh: như sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Do di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung – tăng động chậm nóithì trong gia đình của chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng tăng động – thiếu tập trung khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.
Nguyên nhân tâm lý: Lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.
Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ)…
Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm nói?
Về mặt thể chất: Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Về mặt tâm lý: Nhiều ba mẹ thường để trẻ xem TV hay dùng điện thoại thông minh để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà… Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Trẻ xem TV như thế trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cũng như tạo tiền đề cho nhiều hội chứng khác. Lý do là, khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây trẻ chậm nói còn có thể đến từ các hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay.
Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói (ADHD):
– Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.
– Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.
Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và biểu hiện cùng nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý.
Đến 18 tháng tuổi trẻ vẫn thích dùng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp, không bắt chước được âm thanh, khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản… thì bố mẹ nên cảnh giác.
No Comment