Xin chia sẻ với các bạn bài viết “Bí quyết luyện nghe tiếng Anh” của một bạn học Chuyên Anh:
- Lúc đầu bạn đừng ráng hiểu hết nội dung, mà chủ yếu luyện cho tai mình quen với accent (giọng) của người nói. Ví dụ: khi bạn đi vào 1 vùng quê nói nặng chẳng hạn, bạn cũng khó nghe đấy, nhưng bạn ở vùng quê đó thời gian, tai bạn sẽ quen dần với giọng của họ, vậy luyện nghe cần thiết nhất là tai mình phải quen được accent, tai quen nhiều accent càng tốt, bạn nghe được rõ là ok rồi.
- Bước tiếp theo là bạn nghe và nhìn hiểu nội dung dạng mô tả hành động, đây là kiểu rất cơ bản, kiểu như hồi nhỏ chúng ta tiếp thụ ngôn ngữ vậy, đây là dạng tiếp thụ direct method, truyền thông điệp qua việc mô tả vốn có của ngôn ngữ của họ, ở đây là tiếng Anh (không thông qua khái niệm trừ tượng, mà chủ yếu là những từ mô tả, tai nghe, mắt thấy, hiển hiện, dễ tưởng tượng, như là con mắt, cái bàn…), mình khoan hãy nói tới những từ trừu tượng ở giai đoạn này.
- Bước tiếp theo bạn sẽ luyện từ vừng thông qua integrated skills (những kỹ năng kết hợp với nhau), cụ thể là kỹ năng nghe-nói, viết-đọc, bạn cứ cố gắng càng học và tạo ra được những activity (hoạt động) vừa vui chơi vừa học, như kiểu đọc báo, tạp chí theo chuyên đề mình thích, kết hợp với việc đọc hiểu nội dung và đoán nghĩa, khi nào bí quá thì tra từ điển, và nhớ là học từ vựng phải luôn học theo ngữ cảnh nữa thì mới hiệu quả dc, bạn đừng nản lòng. Ở bước này bạn cứ thoải mái vui vẻ học tiếng Anh với những kỹ năng kết hợp này, bạn sẽ dần tiếng bộ.
Và nhớ 1 điều là: phát âm đúng – nói đúng – sẽ dẫn tới nghe đúng nữa, và nghe nhiều, chú ý đến phát âm và học hỏi cũng giúp phát âm đúng; còn phần grammar (ngữ pháp, văn phạm) thì cũng quan trọng, nhưng mình nghĩ nó chỉ quan trọng trong các kỳ thi có yêu cầu grammar, và ở kỹ năng đọc, viết rất cần grammar, nhưng ở kỹ năng nghe nói, bạn chỉ cần nắm cơ bản grammar là được, chủ yếu bạn phải tập nghe-nói phản xạ, tập và học cùng niềm đam mê kết hợp với những chuyên đề tiếng Anh dành riêng cho chuyên ngành bạn học, bạn sẽ dần thích thú và nghe nói đọc viết tốt hơn.
Chúng ta luyện tập dần dần từ thấp lên cao là được. Mình cũng thế, cũng luyện nghe từ việc nghe quen accent, cho đến luyện nghe nói thông qua các hoạt động đóng kịch, đàm thoại, đọc báo tiếng Anh, rồi dần có vốn từ, có kinh nghiệm nghe, tai quen accent, thì lúc đó việc nghe sẽ dễ dàng hơn.
Lúc luyện nghe thì nghe từ dễ tới khó, nghe bài nghe khó quá sẽ dễ nản lòng, cụ thể là trình tự của quá trình khi mà mình học nghe là: tập phát âm pronunciation, kết hợp với nghe và nhận diện pronunciation đó (ở trên mình đã nói là nghe đúng sẽ nói/phát âm đúng và ngược lại) –> sau đó là nghe 1 câu ngắn (đơn) –> luyện nghe câu dài, câu phức — rồi nghe những đoạn văn nhỏ, rồi tiến tới nghe những đoạn văn dài –> rồi cuối cùng, mình học Listening 6, là level nghe cuối cùng, tụi mình học nghe bài giảng ngắn (short lecture), rồi sau đó là bài giảng dài (long lecture), và ở mỗi trình tự, đều phải luyện kỹ năng take note (ghi chú) nữa, chủ yếu là take note keyword, cụm từ, từ khóa chính, ý chính, dàn ra được outline (tóm tắt) của bài nói, và cứ thế kết hợp với việc luyện tập ghi nhớ mà ghi lại bài nói, trong đó luyện take note bài giảng là cực nhất, và cực hơn nữa là những bài giảng chuyên ngành, vd: cơ khí, viễn thông, những cái đó nó có thuật ngữ riêng, mình phải hiểu sơ bộ về chuyên ngành đó, cũng như các khái niệm thuật ngữ của chuyên ngành đó, thì việc ghi chú và nghe sẽ dễ hơn, nói chung càng luyện lên sẽ khó, nhưng chắc chắn 1 điều là nếu bạn nắm vững từ những cái dễ, thì sau này khó mấy, các bạn đều vượt qua được. Đó là 1 số trải nghiệm của mình, các bạn cứ có đam mê, động lực, và có hướng đi đúng trong việc phân chia cấp độ dễ tới khó để học, thì sẽ ko bị rối và học thấy hứng thú hơn.
Có 1 điều nữa, khi người bản xứ nói tiếng Anh 1 cách tự nhiên, thì họ hay nói lướt qua, có 1 số chỗ họ “nuốt chữ” luôn, tiếng Anh theo trọng âm và ngữ điệu, nên nó sẽ luyến láy lên xuống và nhấn vào từ trọng âm, còn những từ không quan trọng. Mà nếu nói lướt qua, họ vẫn mặc định hiểu, tại họ là người bản xứ, họ giao tiếp với nhau, họ chia sẻ cùng 1 ngôn ngữ, văn hóa, thì ắt họ hiểu ngầm định những từ lướt qua đó, cũng tựa tựa như tiếng Việt ta, khi nói: “đi chơi không?”, ta có thể trả lời đầy đủ là: “đi chơi chứ”, nhưng vẫn có thể nói giản lược kiểu: “Đi!”, tất nhiên, chúng ta cũng đã “nuốt chữ” và ngầm hiểu với nhau, nói ngắn gọn như thế vẫn hiểu, và khi người Anh học tiếng Việt chẳng hạn, họ chắc hẳn cũng sẽ khổ cực để hiểu nội dung khi mà chúng ta nói giản lược như vậy, và ở trường hợp ngược lại, chúng ta cũng thế khi học tiếng Anh. Mà khi nghe audio luyện nghe, người bản xứ thường “nuốt chữ”, lướt qua như vậy.
Để có thể nghe được những câu “bị nuốt chữ” như vậy, chúng ta nên thực hiện 2 điều sau:
- Thứ nhất là, “nhúng tay” vào tiếng Anh càng nhiều càng tốt, thông qua luyện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, thông qua các hình thức giải trí, vd xem phim phụ đề tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh, đọc tạp chí chuyên ngành ở dạng tiếng Anh,v.v….tất cả hình thức học nào mà bạn nghĩ sẽ tốt và vui vẻ, hứng khởi khi “nhúng tay”, tham gia vào tiếng Anh đều được. Thông qua điều trên, sau khi đã có cái nền tiếng Anh kha khá, nếu giả sử người bản xứ đọc lướt qua, chẳng hạn 1 câu đầy đủ như: “I don’t want to go to school”, thì nếu giả sử họ đọc lướt ở khúc “want to go” thành want, rồi từ gì gì đó bạn nghe lướt qua, rồi đến từ “go”, thì giả sử bạn có nền tiếng Anh khá, bạn nghiễm nhiên sẽ hiểu “à, want to go” cho dù họ đọc lướt thành “wanna go” hay là “want ??? go” đi chăng nữa. Đó là điều thứ nhất, tóm tắt điều thứ nhất gói gọn lại là: có nền tiếng Anh khá, thì nắm bắt và nhạy bén với tiếng Anh hơn, họ nói lướt hay nói nhanh thì tai mình nghe quen rồi, với lại có nền tiếng Anh khá rồi, thì đều nghe và hiểu được cả.
- Điều thứ hai là, tiếng Anh thì theo ngữ điệu (intonation) và nó luyến láy lên xuống, và 1 câu thì thường “dính liền 1 cục”, nói cho vui là thế, và để nhấn mạnh vào ý cần nói, họ thường lên giọng hoặc nhấn mạnh vào từ đó, những từ nào nếu bị lướt qua, hoặc là từ đó sẽ đc người nghe tự ngầm hiểu, nếu họ có chung 1 nền tảng ngôn ngữ hay văn hóa (nói gọn là có chung background), và những từ nào lướt, cũng có thể là không quan trọng, hoặc nó chỉ mang tính chất ngữ pháp, nên không cần thiết phải mang vào giao tiếp, nói chuyện với nhau, ví dụ như, trong đoạn hội thoại có đoạn: “you have learned so far”, ở chữ “have learned”, đó là cấu trúc ngữ pháp thì hiện tại hoàn thành, nên khi giao tiếp, nếu cùng là bản xứ với nhau, họ thường đọc lướt qua, và chúng ta thường nghe thành “you learned so far”. Đó là 1 ví dụ minh họa cho các bạn thấy, vậy thì chúng ta biết được tiếng Anh nó thường được nói theo “1 chùm”, “1 cục”, và nó chỉ nhấn và luyến láy vào những điểm nhấn ngữ nghĩa chính của câu, trong khi tiếng Việt chúng ta thì lại nói 1 câu và trong câu đó, nó tính theo từng đơn vị từ ngữ, tức là 1 câu là những từ ngữ được nói theo “từng-đơn-vị-từ-ngữ-riêng-biệt-liền-kề-nhau”, ví dụ: “Tôi-muốn-đi-học”, đó! các bạn thấy đó, tiếng Việt nó không dính chùm như tiếng Anh, cho nên các bạn nói tiếng Anh sao mà khó nghe quá, cũng là bởi vì chúng ta áp dụng cách nghe tiếng Việt vào việc nghe tiếng Anh, chúng ta còn áp dụng nói tiếng Anh theo kiểu accent (giọng) của người Việt, nên thành ra nhiều khi phát âm không chuẩn, dẫn đến nghe không chuẩn xác khi bắt gặp người bản xứ nói tiếng Anh, và 1 điều nữa ở luận điểm thứ 2 này, đó là: chỗ nào đọc lướt, các bạn đừng ráng hiểu, vì họ lướt qua vì nó không quan trọng hoặc do ngầm hiểu rồi, nên nếu muốn nghe hiểu, hãy tập trung vào nghe các từ trọng âm được nhấn mạnh ,những chỗ được lên giọng, và nhớ là nghe không được từ nào thì skip (bỏ qua) từ đó luôn, nếu cứ mãi băn khoăn về từ vừa không nghe đc đó, thì các bạn sẽ bị khựng lại và bị ngợp khi tiếp nhận những câu nói tiếp ngay sau đó, cho nên, nghe không hiểu 1 từ bất kỳ –> skip nó, rồi nghe những từ khác, câu khác tiếp theo đó, để hiểu được nội dung chính muốn nói gì. Còn nếu bạn thực sự muốn nghe đc từ họ đọc lướt thì bạn hãy áp dụng điều thứ nhất mình vừa chia sẻ ở trên.
Bài viết được sưu tầm từ 1 bạn học chuyên Anh, mến chúc các bạn học tốt tiếng Anh!
No Comment