Cha mẹ bỏ bữa ăn tối cùng gia đình hoặc nói chuyện tiền nong trước mặt con không phải là những điều quá đáng trách.

Theo Bruce Freiler, tác giả của cuốn “Bí mật của những gia đình hạnh phúc” (The Secrets of Happy Families), đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên đưa vào danh sách cần thực hiện nếu muốn nuôi dạy con nên người trong một môi trường hạnh phúc.


Hãy cho bé cơ hội được chịu trách nhiệm – Ảnh: Nydailynews.com

Bạn là người lớn và bạn có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái, quản lý gia đình nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên thiết lập một chế độ độc tài trong nhà mình. Theo Freiler, các nghiên cứu hiện nay cho thấy không còn nhiều mô hình hoạt động theo kiểu độc tài chạy từ trên xuống dưới nữa, kể cả ở công ty hay đội tuyển thể thao. Khi bọn trẻ chọn được khen thưởng bị xử phạt, chúng học được cách chịu trách nhiệm hoàn toàn với hành động của mình. Đó cũng chính là điều cuối cùng mà các bậc phụ huynh muốn.

Gia đình của Feiler thường tổ chức một cuộc gặp mặt vào dịp cuối tuần, ở đó, mọi thành viên sẽ cho ý kiến về những việc sẽ thực hiện trong tuần tới. Gần đây, tất cả bọn trẻ đã thống nhất sẽ thưởng cho người không la hét thêm vài phút chơi Ipad và phạt những ai không chịu vâng lời bằng cách giảm số thời gian chơi với thiết bị điện tử rất hấp dẫn này. “Bọn trẻ nghiêm túc hơn người lớn, và chúng rất hạnh phúc khi được là người giữ kỷ luật”.

Để dạy một bài học, cần chấp nhận mất đi một cái gì đó

Khi con trai của bạn không về nhà đúng giờ để kịp bữa ăn cùng mọi người hay khi con gái bạn từ chối thu dọn đồ chơi, bạn có khuynh hướng giữ lại món tráng miệng hay tịch thu các loại đồ chơi. Tuy nhiên, bạn có thể thành công hơn nếu dự đoán được con mình sẽ làm những điều đúng. Feiler cho rằng mọi người thường ghét cảm giác bị mất nhiều hơn so với mong muốn đạt được điều gì đó. Do đó, bạn có thể đưa cho con một số tiền dể dành cho việc xem phim và nói với bé rằng nếu bé không tuân thủ nội quy của gia đình, bé sẽ phải trà lại tiền. Hành động này giống như một thông điệp về niềm tin và khiến trẻ muốn chịu trách nhiệm.

Gia đình có thể không ăn bữa tối cùng nhau nhưng nên có giờ sinh hoạt chung

Cả gia đình quây quần bên nhau trong bữa tối là một điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, với những chương trình ngoại khóa, lịch làm việc ngoài giờ và hàng loạt các nhu cầu khác, có vẻ hơi phi thực tế khi đòi hỏi tất cả mọi người đều có mặt bên bàn ăn lúc 7h tối. Feiler giải thích: “Chỉ có 10 phút cho mỗi bữa ăn trong gia đình. Bạn có thể thiết lập những 10 phút ấy ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là phù hợp với tất cả mọi người. Bạn dễ dàng thấy được lợi ích của việc đoàn tụ gia đình, dù là vào bữa sáng hay giờ đi ngủ. Điều quan trọng là bạn nói những gì trong cuộc gặp mặt ngắn ngủi đó: Hãy đề nghị bé dạy bạn vài từ mới của bọn trẻ và bạn cũng dạy bé vài vấn đề của người lớn, hoặc kể cho chúng nghe những câu chuyện của gia đình, tất cả sẽ giúp bé xử lý những thất bại của mình một cách dễ dàng hơn”.

Phụ cấp nên gắn liền với trách nhiệm hoặc công việc

Tuy nhiên, chính sách này có một nhược điểm là chỉ cần giữ phòng mình sạch sẽ, bé sẽ được thưởng một số tiền nhỏ vào cuối tuần. “Nếu bọn trẻ chỉ làm điều đó vì tiền thì cần phải phản đối vì chúng ta là một gia đình, trong nhà có rất nhiều việc cần phải làm như dọn bàn ăn, gấp quần áo, dọn giường ngủ”, Feiler nói. Gắn liền phần thưởng tài chính với những trách nhiệm cơ bản khiến đồng tiền luôn xuất hiện trong suy nghĩ của bọn trẻ và điều này càng khiến chúng ích kỷ hơn. Thay vào đó, hãy giao cho chúng một hóa đơn và cho chúng được tự do mắc lỗi. Nếu mắc lỗi, bé sẽ bị trừ tiền trong tài khoản đó và bé sẽ có trách nhiệm với công việc của mình.

Nói chuyện về tiền bạc với con cái

Thực ra giữ bí mật về tiền bạc với con cái không phải là điều tốt nhất. 80% người Mỹ chưa bao giờ có một cuộc nói chuyện về tài chính với cha mẹ của mình. Trẻ em không thể tìm hiểu được cách kiếm tiền như thế nào, tiền được sử dụng vào những mục đích gì và nên đầu tư tiền vào đâu khi vẫn còn đang đi học… qua bạn bè của mình. Do đó, nếu bạn không nói chuyện với con, bé sẽ mù tịt về vấn đề này.

Giải quyết xung đột giữa anh chị em

Feiler kể: “Tôi đã từng nghĩ là mình thông minh khi để cho hai cô con gái sinh đôi tự giải quyết cuộc tranh cãi giữa chúng về việc đứa nào được dùng máy tính trước. Nhưng ở một độ tuổi nhất định, các bé chưa có những kỹ năng giải quyết xung đột”. Vì vậy, bạn vẫn nên tham gia trong các cuộc tranh cãi giữa anh chị em. Đầu tiên hãy tách những đứa đang chiến tranh với nhau ra, cho chúng một thời gian để xoa dịu. Sau đó hãy hỏi mọi người: bạn, chồng bạn, và các con bạn về ba sự lựa chọn thay thế (ví dụ không dùng máy tính nữa mà đi xem phim, tưới cây hay chơi cờ), và để mọi người thảo luận về các lựa chọn.

Có các cuộc nói chuyện về giới tính

Nên có các cuộc đối thoại về vấn đề này từ khi bé còn nhỏ dù có thể bạn không thấy thoải mái cho lắm. Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, phụ huynh nên bắt đầu nói chuyện với con cái về vấn đề giới tính khi chúng mới 18 tháng tuổi bằng cách nói tên của những bộ phận trên cơ thể. Khi con bạn đã lớn, tránh những câu kiểu: “Tôi cấm cậu hẹn hò với con gái tôi”, điều đó có thể khiến bọn trẻ càng cố tình làm trái ý bạn. Bạn sẽ dễ dàng nói chuyện với con cái về vấn đề giới tính khi bạn đã thường xuyên có những cuộc trò chuyện với bé từ khi mới 8 tuổi, hơn là bất thình lình đề cập vấn đề này khi bé đã 13 tuổi. Bởi nếu thiếu sự quan tâm từ trước, đến thời điểm trẻ đang dậy thì, cha mẹ sẽ là những người cuối cùng mà bé muốn chia sẻ.

Không nên đứng trên trẻ em khi phạt chúng

Khi con mắc sai lầm, bạn thường có xu hướng đứng ở vị trí trên cao trừng phạt bé. Tốt hơn, bạn nên ngồi ở một chiếc ghế thẳng, có đệm, tư thế bạn càng thoải mái bạn càng đỡ căng thẳng. Bởi điều cuối cùng bạn muốn chính là tất cả đều thoải mái và các con tâm phục khẩu phục.

Tham Vấn Tâm Lý