Làm cho mái tóc đẹp và thời trang bằng cách nhuộm để đổi màu tóc đã trở thành xu hướng của mọi người. Thuốc nhuộm tóc không chỉ giúp các bạn trẻ muốn mình có những màu tóc vừa đẹp vừa “tây” mà nó còn giúp người sớm bạc tóc lấy lại dáng vẻ thanh xuân của mình. Tuy nhiên, đằng sau những vẻ đẹp mới hợp mốt do thuốc nhuộm mang lại thì mái tóc và sức khỏe của con người cũng phải chịu nhiều tổn thương do những hóa chất độc hại từ thuốc nhuộm tóc gây ra.
Thuốc nhuộm tóc không chỉ giúp các bạn trẻ muốn mình có những màu tóc vừa đẹp vừa “tây” mà nó còn giúp người sớm bạc tóc lấy lại dáng vẻ thanh xuân của mình. Tuy nhiên, đằng sau những vẻ đẹp mới hợp mốt do thuốc nhuộm mang lại thì mái tóc và sức khỏe của con người cũng phải chịu nhiều tổn thương do những hóa chất độc hại từ thuốc nhuộm tóc gây ra.
Paraphenylenediamin là loại hóa chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Thực nghiệm cho thấy, nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, thuốc này có thể gây ung thư da, ung thư vú. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cầm dùng hóa chất này. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Các chất phụ gia khác như Propylenglycol và Isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn Isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Để giải quyết được bài toán trên, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm nhuộm tóc được sản xuất từ cây cỏ trong tự nhiên như: Cây đại hoàng, hoa trà, vỏ quả hồ đào…, để thay thế những hóa chất độc hại, giảm thiểu những tác hại không mong muốn.
Bạn cũng không nên lạm dụng việc nhuộm tóc để làm đẹp vì thuốc nhuộm tóc có nhiều tác hại cho tóc và sức khỏe. Chỉ nên nhuộm khi cần thiết. Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc… cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc. Sau khi nhuộm tóc, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp giải độc tố cho cơ thể để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc nhuộm tóc gây ra. Nếu thuốc nhuộm dính vào mắt, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để khám ngay sau đó.
No Comment